Cuộc cách mạng 4.0 sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ các lĩnh vực trong hoạt động quản lý Chuỗi cung ứng. Những cải tiến này sẽ từng bước thay đổi chiến lược dịch vụ, chi phí, vốn và sự tinh gọn trong vận hành doanh nghiệp.
Hoạch định trong Chuỗi cung ứng trở nên hiệu quả với Big data và Advanced analytics. Các ‘ông lớn’ trong ngành hàng Tiêu dùng đã bắt đầu sử dụng Advanced analytics trong Demand Planning để phân tích hàng trăm đến hàng ngàn biến số ảnh hưởng đến nhu cầu bên trong và bên ngoài doanh nghiệp (ví dụ: thời tiết, xu hướng từ mạng xã hội, dữ liệu cảm biến), đồng thời, sử dụng Machine Learning để mô hình hóa các mối quan hệ trong Chuỗi cung ứng và từ đó, thiết lập một kế hoạch dự báo nhu cầu chính xác với lỗi dự báo giảm đến 30-50%.
Việc ứng dụng Tự động hóa (Automation) và tích hợp kế hoạch cung và cầu được dự đoán sẽ phá vỡ các ranh giới truyền thống giữa các bước lập kế hoạch và phát triển hoạch định thành một quy trình linh hoạt và xuyên suốt quá trình quản lý Chuỗi cung ứng. Thay vì sử dụng mức tồn kho an toàn cố định, mỗi quyết định trong replenishment-planning (hoạch định hàng bổ sung thêm) sẽ phân phối xác suất nhu cầu dự kiến. Do đó, lượng tồn kho an toàn trong mỗi thời kỳ sẽ khác nhau. Giá bán hàng hóa cũng có thể được điều chỉnh linh hoạt để cùng lúc tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu tồn kho.Trong ngành hàng tiêu dùng, một số tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng đang tận dụng các phương pháp hoạch định tiên tiến cùng các ứng dụng khác để có thể tiếp tục được phát triển hơn trong tương lai.
Xem thêm: Đòn bẩy cung ứng và phân phối vận hành doanh nghiệp hiệu quả
Nhờ những cải tiến trong khả năng kết nối, Advanced analytics, phương pháp gia công đắp dần (additive manufacturing) và tự động hóa, Logistics sẽ đạt bước tiến lớn hơn trong những năm tiếp theo, nâng cao các chiến lược quản lý kho và phương pháp quản lý tồn kho truyền thống. Với giao diện dễ sử dụng, các thiết bị công nghệ cao như thiết bị đeo được (wearable) cho phép nhà quản lý đưa ra quyết định dựa trên các hướng dẫn cải thiện quy trình hoạt động tại vị trí của nhân viên (ví dụ quy trình lấy hàng và nhận hàng). Robot và Robot sinh học – exoskeletons có thể có tác động mạnh mẽ không kém đến năng suất của con người trong các hoạt động kho.
Xe tự động và các phương tiện vận tải thông minh sẽ giảm đáng kể chi phí vận hành trong vận chuyển và xử lý sản phẩm, đồng thời giảm thời gian sản xuất và chi phí về môi trường. Các nhà kho liên kết với điểm tải hàng ở khu vực sản xuất thậm chí có thể cho phép toàn bộ quá trình được thực hiện chỉ với sự can thiệp thủ công tối thiểu. Cuối cùng, khi các cơ sở sản xuất bắt đầu phụ thuộc nhiều hơn vào in 3-D, vai trò cơ bản nhất của kho cũng sẽ thay đổi.
Được xem là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong việc cải thiện hiệu suất, các công ty thực phẩm lớn đã tiến hành cung cấp bảng điện tử (dashboard) báo cáo tiến độ chi tiết, có sẵn, được cập nhật liên tục và dễ dàng tùy chỉnh. Những ngày mà tạo nên bảng điều khiển là nhiệm vụ quan trọng và các chỉ số hiệu suất chỉ có được khi thực hiện công tác tổng hợp đã trở thành quá khứ. Thay vào đó, quản lý hiệu suất sẽ là một quy trình hoạt động thực sự hướng đến xử lý những tình huống ngoại lệ theo thời gian thực chứ không phải là một bài tập hàng tháng hoặc hàng quý chúng ta phải làm.
Sử dụng các kỹ thuật khai thác dữ liệu (data mining) và Machine learning, hệ thống quản lý hiệu suất này có thể xác định nguyên nhân gốc rễ của những trường hợp ngoại lệ bằng cách so sánh nó với một bộ các chỉ số cơ bản được xác định trước hoặc bằng cách tiến hành phân tích Big data. Sau đó, hệ thống có thể tự động kích hoạt các biện pháp đối phó, chẳng hạn như lệnh bổ sung hoặc thay đổi lượng tồn kho an toàn, hoặc cài đặt tham số khác trong các hệ thống lập kế hoạch.
Quản lý đơn hàng được cải thiện thông qua một số phương pháp: xử lý đơn hàng từ xa (no-touch), tích hợp hệ thống đặt hàng với quy trình sẵn có (ATP) và bổ sung hàng hóa theo thời gian thực cho phép xác nhận ngày đặt hàng thông qua bộ nhớ trong về lịch trình sản xuất tức thời và xem xét tất cả các hạn chế. Kết quả cuối cùng là giảm chi phí (thông qua tự động hóa tăng), độ tin cậy được cải thiện (thông qua phản hồi chi tiết) và cung cấp trải nghiệm khách hàng tốt hơn (thông qua các phản hồi ngay lập tức và đáng tin cậy).
Sự kết nối giữa các bên liên quan đã tạo thành một cấp độ mới trong việc hợp tác với trong của Chuỗi cung ứng. Đây được xem như là nền tảng chung giữa khách hàng, công ty và nhà cung cấp, góp phần cung cấp cơ sở hạ tầng Logistics chung hoặc thậm chí là các giải pháp hoạch định chung. Đặc biệt, trong các mối quan hệ không cạnh tranh, các đối tác có thể cùng nhau giải quyết các nhiệm vụ trong Chuỗi cung ứng để tiết kiệm chi phí hành chính và học hỏi lẫn nhau.
Một tập đoàn tiêu dùng hàng đầu đã phát hiện ra rằng sự hợp tác theo chiều dọc sẽ giảm lượng tồn kho nhờ vào việc trao đổi dữ liệu hoạch định đáng tin cậy. Công việc này cũng cắt giảm lead-time, cung cấp thông tin tức thời, đồng thời đưa ra một hệ thống cảnh báo sớm và khả năng phản ứng nhanh trước sự gián đoạn ở bất cứ đâu.
Xem thêm: Làm chủ phương thức cung ứng: đem lại trải nghiệm WOW cho khách hàng?
Nhằm đáp ứng nhu cầu cá nhân hóa và tùy biến ngày càng cao trong Chuỗi cung ứng, nhiều phân khúc đã được thiết lập. Để trở nên vượt trội, Chuỗi cung ứng cần phải thành thạo phân tích vi mô. Tiếp cận Big data đa dạng và luôn biến đổi tạo cơ hội tùy chỉnh hàng loạt các dịch vụ Chuỗi cung ứng bằng cách phân tách Chuỗi cung ứng thành hàng trăm phân khúc riêng lẻ, mỗi phân khúc dựa trên yêu cầu của khách hàng và khả năng của chính công ty. Các sản phẩm phù hợp sẽ cung cấp giá trị tối ưu cho khách hàng và giảm thiểu chi phí và tồn kho trong doanh nghiệp.
Tác động của Chuỗi cung ứng 4.0
Loại bỏ những dư thừa trong hoạt động kỹ thuật số và áp dụng các công nghệ mới chính là một đòn bẩy nâng cao hiệu quả hoạt động của Chuỗi cung ứng ngày nay. Tác động tiềm năng của Chuỗi cung ứng 4.0 trong hai đến ba năm tới là rất lớn. Kỳ vọng có thể kể đến là chi phí vận hành thấp hơn tới 30%, giảm doanh thu 75% và giảm hàng tồn kho lên tới 75%. Đồng thời, khả năng đáp ứng nhanh với sự thay đổi của Chuỗi cung ứng sẽ tăng đáng kể.
Làm thế nào chúng ta tính được những con số này? Tất cả đều dựa trên kinh nghiệm sau nhiều nghiên cứu và tính toán định lượng của các doanh nghiệp lớn. Ba chỉ số hiệu suất có mối tương quan cao; ví dụ: hồ sơ hàng tồn kho được cải thiện sẽ dẫn đến mức độ dịch vụ được cải thiện và chi phí thấp hơn.
15% chi phí còn lại có thể được giảm bằng cách tận dụng các phương pháp định tuyến động, ‘Uber hóa’ vận tải, sử dụng phương tiện tự động, và trong trường hợp có thể, sử dụng công nghệ in 3D.
Quá trình chuyển đổi sang Chuỗi cung ứng kỹ thuật số (Digital Supply Chain) yêu cầu ba yếu tố hỗ trợ chính: Định nghĩa rõ ràng, năng lực thực hiện và môi trường hỗ trợ. Định nghĩa Chuỗi cung ứng kỹ thuật số bắt đầu bằng sự hiểu biết về hoạt động hiện tại. Khả năng về số hóa sau đó cần phải được xây dựng. Điều kiện tiên quyết cuối cùng là việc thực hiện một kiến trúc / tổ chức hai tốc độ. Điều này có nghĩa là việc thành lập tổ chức và cảnh quan CNTT phải đi kèm với việc tạo ra một môi trường đổi mới với văn hóa khởi nghiệp.
Các ‘vườn ươm’ này cần cung cấp mức độ tự do và linh hoạt cao của tổ chức cũng như các hệ thống CNTT tiên tiến (kiến trúc hai tốc độ độc lập với các hệ thống cũ) để cho phép các chu kỳ phát triển, thử nghiệm và triển khai nhanh chóng các giải pháp. Nhận thức nhanh là điều cần thiết để có được phản hồi kinh doanh ngay lập tức về sự phù hợp và tác động của các giải pháp, để tạo hứng thú và tin tưởng vào các đổi mới (ví dụ: thuật toán lập kế hoạch mới) và để điều khiển các chu kỳ phát triển tiếp theo. Vườn ươm là hạt giống của Chuỗi cung ứng 4.0 trong tổ chức, nhanh, linh hoạt và hiệu quả.
Nếu doanh nghiệp của bạn chưa làm tốt vấn đề này, hãy liên hệ với ActionCOACH Hanoi West, gặp những nhà huấn luyện của ActionCOACH Hanoi West trong chương trình chia sẻ không thu phí: 6 bước xây dựng doanh nghiệp hiệu quả. Hi vọng bài viết đã đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn. Hẹn gặp lại tại sự kiện!