Làm thế nào để khách hàng của bạn quay lại mua hàng

Bạn đang dồn bao nhiêu công sức cho việc chăm sóc khách hàng để họ quay lại mua hàng? Nhiều doanh nghiệp chỉ tập trung vào việc lấy khách hàng mới làm nguồn doanh thu chính của họ. Tuy nhiên, khách hàng quay trở lại mua hàng nên được ưu tiên trước hết. Bạn nên tập trung nhiều vào việc giữ chân khách hàng và tạo mối quan hệ lâu dài với những khách hàng trước đây của mình, đó là cách để tối ưu chi phí và tăng trưởng kinh doanh.

Người tiêu dùng ngày nay có xu hướng lựa chọn các sản phẩm, thương hiệu sở hữu dịch vụ chăm sóc khách hàng sau mua tốt, không chỉ luôn cập nhật những thông tin quan trọng về đơn hàng, nhằm đảm bảo quyền lợi cho người mua trong suốt quá trình từ hoàn tất đặt hàng online đến khi nhận được đơn hàng trong tay, mà còn xây dựng những chính sách ưu đãi đặc biệt dành cho khách hàng thân thiết.

Vậy làm thế nào để chăm sóc khách hàng sau bán hiệu quả khiến khách hàng quay lại nhiều lần hơn nữa? Cùng ActionCOACH Hanoi West tìm hiểu trong bài chia sẻ dưới đây nhé!

1. Chăm sóc khách hàng sau bán là gì?

Chăm sóc khách hàng sau bán là toàn bộ các hoạt động mà nhà bán hàng cần phải làm ngay sau khi khách đặt mua hàng, nhằm chăm sóc khách hàng và biến họ trở thành những khách hàng thân thiết của cửa hàng.

Bạn đã làm rất nhiều cho việc kinh doanh của mình. Bạn chạy quảng cáo, livestream, thu thập thông tin khách trên Messenger, email và tin nhắn. Sau nhiều nỗ lực tiếp cận và thuyết phục, cuối cùng bạn đã bán thành công cho họ sản phẩm của mình. Nhưng điều gì xảy ra sau khi khách hoàn thành việc mua hàng? Làm thế nào để bạn kết nối hiệu quả với khách hàng sau đó mà không phụ thuộc nhiều vào khuyến mãi hay quà tặng. Tất nhiên, ưu đãi dành cho khách hàng cũ là không thể thiếu (khách hàng mua nhiều lần luôn mong có ưu đãi dành cho họ), nhưng không có nghĩa là lúc nào cũng dùng chúng để giữ chân khách hàng.

Xem thêm: 6 cách tăng thêm số lượng giao dịch - chìa khóa giữ chân khách hàng

Nhiều nhà bán lẻ đang không ‘mặn mà’ với việc bám đuổi những người vừa mới mua hàng. Việc gửi 1 email hay tin nhắn nói lời cảm ơn thôi là chưa đủ. Giai đoạn ngay sau khi mua hàng chính là lúc khách hàng sẵn sàng tiếp nhận thêm nhiều thông điệp từ bạn nhất. Vì thế, khi bạn mang đến cho khách hàng càng nhiều tiện ích lẫn lợi ích, họ sẽ cảm thấy vô cùng hài lòng trong lần mua này, và sẽ không khó hiểu khi họ quay trở lại với bạn không chỉ nhiều lần mà còn với nhiều người khác nữa.

2. Tại sao cần chăm sóc khách hàng sau bán?

Không một ai có thể phủ nhận khách hàng chính là kênh truyền thông có giá trị nhất đối với mỗi nhà kinh doanh online. Vì vậy, việc nắm giữ được trái tim khách hàng bằng cách dịch vụ chăm sóc khách hàng sau bán chính là chìa khóa giúp nhà kinh doanh online tăng trưởng doanh thu một cách dài lâu.

Chăm sóc khách hàng sau bán hứa hẹn sẽ mang đến nhiều lợi ích dài lâu cho nhà kinh doanh online như:

  • Tăng nhận diện thương hiệu: Việc chủ động gửi các thông điệp quan trọng đến khách hàng sẽ giúp họ ghi nhớ thương hiệu của bạn
  • Tăng tỷ lệ nhận hàng thành công & Giảm tỷ lệ hoàn trả đơn và các thiệt hại như: chi phí hoàn trả, hư hỏng hàng hóa, ...
  • Tăng tỷ lệ quay trở lại mua hàng: Việc tạo dựng được sự tin tưởng và sự hài lòng khiến cho khách hàng quay trở lại mua hàng nhiều lần hơn nữa, và dần trở thành những khách hàng trung thành của bạn.
  • Tăng trưởng doanh thu bền vững
  • Không ngừng cải thiện chất lượng sản phẩm & dịch vụ: Thu thập các feedback của khách hàng sau mua sẽ giúp nhà kinh doanh online nhận ra những vấn đề cần cải thiện trong sản phẩm và dịch vụ của mình.

5 bước chăm sóc khách hàng sau bán khiến khách quay lại nhiều lần hơn nữa

1. Xác nhận đơn hàng ngay lập tức

Thông điệp xác nhận đơn hàng là một phần quan trọng trong chiến lược của bạn. Chúng giúp khách hàng biết rằng đơn hàng của họ đã được tiếp nhận, và khách hàng có thể kiểm tra lại thông tin đặt hàng, cũng như dự kiến ngày giao hàng để sắp xếp thời gian.

Ngay khi khách đặt mua hàng trên website thành công, hệ thống sẽ tự động gửi một email để xác nhận. Thông điệp chỉ cần đơn giản như: “Chúng tôi đã nhận được đơn đặt hàng của bạn! Khi gói hàng được gửi đi, chúng tôi sẽ gửi cho bạn một email để thông báo ngay”. Kèm theo đó là các cách thức để khách hàng có thể liên lạc với người bán. Việc thiết lập một email tự động như thế này tuy đơn giản nhưng mang đến lợi ích lớn, khi khách hàng yên tâm rằng đơn hàng sẽ được giao và không cần phải tìm kiếm ở những nơi bán khác. 

2. Thông báo tình trạng vận chuyển của đơn hàng

Một trong những tips giúp hạn chế tình trạng khách hủy đơn hàng là hãy thường xuyên cập nhật tình trạng xử lý và giao hàng. Khi khách biết được hàng hóa đang được xử lý ở bước nào, họ sẽ có cảm giác trông mong hàng giao tới và ý nghĩ hủy đơn hàng giảm đi rất nhiều. Mặc khác, chúng làm tăng sự hài lòng của khách khi có một trải nghiệm mua sắm tốt. Tất nhiên, việc này chỉ thật sự hữu ích khi bạn xử lý đơn và giao hàng nhanh chóng. Nếu chậm trễ, khách sẽ cảm thấy bực mình và có thể “thẳng tay” hủy đơn hàng (vì sốt ruột hoặc đã hết nhu cầu).

3. Nhận phản hồi về sản phẩm & dịch vụ từ khách hàng

Hỏi khách hàng về đánh giá sản phẩm (feedback) là một "điểm chạm" tốt trong chuỗi chăm sóc sau bán hàng của bạn. Chúng khiến khách hàng cảm thấy bạn đánh giá cao ý kiến ​​của họ, từ đó tạo dựng niềm tin với doanh nghiệp của bạn. Là người kinh doanh, bạn cũng muốn nhận được nhiều đánh giá hơn để bạn có thể hoàn thiện sản phẩm và quy trình chăm sóc khách hàng của mình. Bằng cách ghi nhận và khắc phục những trải nghiệm xấu của khách hàng, bạn có thể có lại được 1 khách hàng vốn sắp đánh mất.

Xem thêm: Khám phá 7 nấc thang khách hàng trung thành

4. Gửi tặng mã giảm giá cho các lần mua tiếp theo

Những khách hàng có trải nghiệm mua sắm tuyệt vời với thương hiệu chi tiêu nhiều hơn 140% so với những người không hài lòng. Và ngay sau khi đã phần nào chiếm được thiện cảm của khách qua bước feedback, bạn có thể gửi ngay 1 thông điệp để tiếp tục bán thêm, bán chéo cho người khách đó. Gửi tặng Mã giảm giá cho đơn hàng tiếp theo sau khi khách để lại feedback tốt (đánh giá 5 sao chẳng hạn) là một thông điệp đầy quyến rũ. Khách hàng lúc này đã sử dụng và hài lòng với sản phẩm, cũng như cách bạn quan tâm đến họ. Khả năng khách sử dụng mã khuyến mãi để tiếp tục mua hàng rất cao. Có thể bạn sẽ cảm thấy rằng phải mất đi một khoản doanh thu cho Mã giảm giá, nhưng thật sự, bán lại cho một khách hàng cũ có chi phí chỉ bằng 1/5 so với việc tìm kiếm khách hàng mới (quảng cáo, sale,...). Chính vì vậy, hãy cân nhắc gửi Mã giảm giá cho khách, với điều kiện khách phải đặt hàng trên website chẳng hạn. Nhờ đó, bạn đã đưa 1 khách từ kênh Facebook lên mua hàng trên website và gia tăng cơ hội tiếp cận sau này thêm nhiều lần nữa.

5. Gợi ý khách hàng tham gia chương trình Khách hàng thân thiết

Bước tiếp theo là đưa khách hàng tham gia vào chương trình khách hàng thân thiết. Một chương trình Loyalty tốt có thể khuyến khích khách hàng quay lại mua sắm nhiều lần hơn nữa và xây dựng mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng. Bạn có thể tặng điểm thưởng, phần quà cụ thể và phân chia các cấp độ thành viên (Vàng - Bạc - Đồng) để giữ chân khách hàng.

Nếu doanh nghiệp của bạn chưa làm tốt khâu giữ chân khách hàng để tăng số lượng giao dịch , hãy liên hệ với ActionCOACH Hanoi West, gặp những nhà huấn luyện của ActionCOACH Hanoi West trong chương trình chia sẻ không thu phí: 6 stpes -6 bước xây dựng doanh nghiệp hiệu quả. Hi vọng bài viết đã đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn. Hẹn gặp lại tại sự kiện!

Leave a Comment