Làm thế nào để tạo ra một chiến lược tiếp thị mạnh mẽ

Với sự phát triển của các nền tảng số, tiếp thị ngày nay đã thay đổi và chuyển dịch. Là chủ doanh nghiệp, chúng ta cần đảm bảo liên tục thích ứng với những thay đổi để đảm bảo hoạt động tiếp thị mang lại những kết quả lớn. Nếu không thực hiện các điều chỉnh thích hợp, doanh nghiệp của bạn sẽ khó có thể tự mình nổi bật trong số vô vàn đối thủ cạnh tranh ngoài kia. Dưới đây là sáu mẹo chính cần tập trung để xây dựng một chiến lược tiếp thị mạnh mẽ.
1) Tiếp thị là cần thiết
Tiếp thị là là hoạt động bắt buộc phải làm. Với tư cách là chủ doanh nghiệp, nếu bạn không tập trung vào tiếp thị thì về cơ bản bạn đang giết chết doanh nghiệp của mình. Tiếp thị là mạch máu của bất kỳ doanh nghiệp nào. Nhiều chủ doanh nghiệp nghĩ rằng doanh nghiệp của họ sẽ có thể tồn tại nhờ những lời truyền miệng hoặc những người tìm đến công việc kinh doanh của họ, điều này không đúng vì tiếp thị phải là một trọng tâm lớn. Nếu không có một kế hoạch tiếp thị phù hợp, khách hàng sẽ khó biết được doanh nghiệp của bạn đang cung cấp những gì.
2) Tiếp thị là một đầu tư
Tiếp thị là một khoản đầu tư, không phải là một khoản chi phí cho doanh nghiệp của bạn. Nhiều doanh nghiệp đưa ra các quyết định tài chính chỉ thanh toán các chi phí cần thiết mà bỏ qua các khoản đầu tư cần thiết để cải thiện hoạt động kinh doanh của họ. Một kế hoạch tiếp thị hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp của bạn phát triển với tốc độ nhanh hơn nhiều. Tất cả số tiền bạn chi cho hoạt động tiếp thị cuối cùng sẽ được doanh nghiệp của bạn thu hồi lại dưới dạng lợi tức đầu tư. Ví dụ: nếu bạn chi 1000 đô la cho một quảng cáo tiếp thị và quảng cáo đó thu hút 10 khách hàng khác nhau chi 200 đô la cho doanh nghiệp của bạn, bạn có thể kết luận rằng bạn đã có lợi tức đầu tư là 100%.
3) Tiếp thị cảm xúc
Tiếp thị đã và đang thay đổi cảm xúc của khách hàng trên thị trường. Bạn nên chuyển cách tiếp thị của mình sang hướng tạo đồng cảm và thiện cảm hơn, đặc biệt vào thời điểm sau đại dịch. Có rất nhiều điều không chắc chắn trên thế giới, vì vậy, điều quan trọng là các doanh nghiệp phải giải quyết những mối lo lắng và cho khán giả thấy rằng bạn quan tâm đến cảm giác của họ. Bạn nên cân nhắc tất cả nỗi sợ hãi, lo lắng của khách hàng khi phát triển thông điệp tiếp thị. Nếu thương hiệu của bạn không thể hiện sự đồng cảm với khách hàng về những gì họ có thể phải trải qua, thì bạn đang dần đánh mất công việc kinh doanh của mình.
4) Tiếp thị kỹ thuật số
Hầu như khách hàng ngày nay trước khi quyết định mua bất kỳ một sản phẩm nào cũng đều tìm kiếm và nghiên cứu rất kỹ về nó qua trực tuyến. Vì vậy việc có một trang web và các nền tảng truyền thông xã hội sẽ không chỉ giúp việc nghiên cứu về doanh nghiệp của bạn dễ dàng hơn nhiều mà còn tạo được niềm tin vững chắc với khách hàng.
Ví dụ: khách hàng tiềm năng có thể tra cứu trang web của bạn và tìm thấy những bức ảnh chất lượng cao về tất cả các sản phẩm và dịch vụ mà bạn cung cấp. Mọi người mong đợi để xem lời chứng thực và đánh giá về sản phẩm và dịch vụ của bạn. Nếu khách hàng không thể tìm thấy tất cả thông tin họ đang tìm kiếm trên trang web của bạn, họ sẽ dễ dàng lựa chọn một doanh nghiệp khác đã làm được điều đó.
5) Tập trung vào khách hàng quay lại
Bạn đang dồn bao nhiêu công sức cho việc mời khách hàng quay lại? Nhiều doanh nghiệp chỉ tập trung vào việc lấy khách hàng mới làm nguồn doanh thu chính của họ. Tuy nhiên, khách hàng quay trở lại mua hàng nên được ưu tiên trước hết. Bạn nên tập trung nhiều vào việc giữ chân khách hàng và tạo mối quan hệ lâu dài với những khách hàng trước đây của mình. Xây dựng cảm giác tin cậy với khách hàng của bạn sẽ khiến họ có khả năng chi nhiều tiền hơn so với những khách hàng mới hơn và đương nhiên là chi phí tiếp thị sẽ thấp hơn rất nhiều. Cung cấp dịch vụ khách hàng thân thiết và thực hiện các chương trình tri ân khách hàng là một cách tuyệt vời để giữ khách hàng hiện tại tiếp tục ghé thăm cửa hàng của bạn. Ngoài ra, các khuyến nghị truyền miệng là một trong những cách tốt nhất để tiếp thị doanh nghiệp của bạn, khách hàng trung thành chắc chắn sẽ giới thiệu doanh nghiệp của bạn cho bạn bè và gia đình của họ.
Xem thêm: Làm chủ phương thức cung ứng, đem lại trai nghiệm WOW cho khách hàng
6) Thu hút khách hàng tiềm năng
Cuối cùng, tiếp thị là việc thu hút khách hàng tiềm năng, biến họ trở thành khách hàng có giao dịch. Tiếp thị chủ yếu nên tập trung vào việc khiến khách hàng tiềm năng quan tâm đến việc mua hàng trong tương lai. Thông thường, chỉ một phần nhỏ trong cơ sở khách hàng thực tế của bạn sẵn sàng mua ngay và luôn, trong khi hầu như phần lớn sẽ cân nhắc mua hàng của bạn vào một thời điểm nào đó trong tương lai. Khi khách hàng tiềm năng của bạn “giơ tay” thể hiện rằng họ quan tâm, công việc của nhà tiếp thị là giữ liên lạc với họ cho đến khi họ sẵn sàng mua. Nếu chúng ta không liên lạc với họ và giúp thuyết phục họ mua sản phẩm của chúng ta một cách nhất quán thì chúng ta có thể bị mất khách nếu họ trở nên không quan tâm hoặc không tìm thấy một sản phẩm mới.
Xem thêm:
- Làm thế nào để tăng số lượng khách hàng tiềm năng
- Bí quyết chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng có giao dịch.
Làm công việc tiếp thị, bạn phải thường xuyên nhận thức được thị trường đang thay đổi như thế nào và đảm bảo rằng bạn đang tích cực thực hiện các thay đổi để đảm bảo chiến lược tiếp thị của bạn đang hoạt động hiệu quả. Nếu chương trình tiếp thị của doanh nghiệp bạn chưa thực sự có kết quả, hãy liên hệ với ActionCOACH Hanoi West, gặp những nhà huấn luyện của ActionCOACH Hanoi West trong chương trình chia sẻ không thu phí: 6 bước xây dựng doanh nghiệp hiệu quả. Hi vọng bài viết đã đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn. Hẹn gặp lại tại sự kiện!