Làm thế nào xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả?

Một doanh nghiệp muốn phát triển đòi hỏi phải có 1 chiến lược kinh doanh tốt và phù hợp để hoạch định đường lối, phương thức hoạt động. Vậy chiến lược kinh doanh và gì, và làm thế nào để xây dựng một chiến lược kinh doanh hiệu quả. Cùng tìm hiểu tại bài viết sau nhé: 

Chiến lược kinh doanh là gì?

Chiến lược kinh doanh là 1 bản kế hoạch quản lý kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh, lợi thế cạnh tranh và tìm kiếm sự phát triển lâu dài.

Nội dung của chiến lược kinh doanh bao gồm: 

  • Tư tưởng chiến lược kinh doanh
  • Chính sách chiến lược kinh doanh 
  • Mục tiêu kinh doanh, bao gồm:
    • Mục tiêu của cổ đông
    • Mục tiêu trách nhiệm xã hội
    • Mục tiêu quan hệ lao động
  • Các biện pháp thực hiện chiến lược kinh doanh: phát triển sản phẩm, lựa chọn thị trường, phân bổ nguồn lực, xác định giá cả, bán hàng hóa, quản lý tài chính… 

Một chiến lược kinh doanh cần có các đặc điểm: toàn diện, cạnh tranh, lâu dài, thống nhất và ổn định.

Phân loại chiến lược kinh doanh

  • Phân loại theo tình hình kinh doanh của doanh nghiệp: chiến lược thu hẹp, chiến lược ổn định và chiến lược phát triển. 
  • Phân loại theo bản chất của chiến lược: chiến lược sản phẩm, chiến lược thị trường, chiến lược công nghệ.

Khi nào cần lập chiến lược kinh doanh?

Bất kỳ công ty nào khi bắt đầu khởi nghiệp đều cần có chiến lược kinh doanh. Nó giúp công ty đi đúng hướng, phát triển không ngừng theo 1 mục tiêu định sẵn. Nếu không có chiến lược kinh doanh, bạn sẽ dễ rơi vào tình trạng kinh doanh theo cảm tính, không biết mình đang đi đến đâu và đang làm gì với mục tiêu gì. Doanh nghiệp của bạn sẽ khó ổn định về lâu về dài.

2. Các nguyên tắc thiết lập chiến lược kinh doanh hiệu quả

Tầm nhìn dài hạn

Người lập và vận hành chiến lược cần có cái nhìn và mục tiêu dài hạn, không dễ bị thu hút bởi những lợi ích và tác động ngắn hạn trên thị trường.

Linh hoạt, thích ứng với thị trường 

Thị trường có ảnh hưởng lớn đến mục tiêu kinh doanh và phương hướng phát triển của doanh nghiệp. Việc xây dựng chiến lược phải chú ý đến tác động qua lại giữa doanh nghiệp với thị trường bên ngoài.

Quá trình thực hiện chiến lược thường được chia thành nhiều giai đoạn, thực hiện theo từng bước. Trong quá trình thực hiện, các yếu tố thị trường có thể thay đổi nên cần theo dõi và sửa đổi liên tục mới có thể đảm bảo khả năng thích ứng của chiến lược.

Tạo ra sự khác biệt

Bạn cần định hình được lợi thế của doanh nghiệp để tạo ra ưu thế cạnh tranh. Chỉ có tạo ra sự khác biệt với đối thủ mới có thể thành công, nâng cao vị thế doanh nghiệp và gia tăng lợi nhuận.

Quản lý toàn bộ quá trình, tối ưu tổng thể

Chiến lược kinh doanh là một quá trình, bao gồm việc xây dựng, thực hiện, kiểm soát và đánh giá chiến lược. Trong quá trình này, mỗi khâu đều hỗ trợ và bổ sung cho nhau, nếu bỏ qua khâu nào thì chiến lược doanh nghiệp không thể thành công.

Quản lý chiến lược nên được coi là nhiệm vụ của toàn bộ nhân viên chứ không chỉ là vấn đề của lãnh đạo và quản lý. Cần nhấn mạnh tính tối ưu tổng thể hơn là tính tối ưu cục bộ. Quản trị chiến lược không nhấn mạnh tầm quan trọng của một bộ phận nào đó trong doanh nghiệp, mà điều phối hoạt động của nhiều bộ phận khác nhau bằng cách xây dựng mục tiêu, tạo thành lực lượng chung.

 

Xác định khách hàng mục tiêu 1 cách chính xác

Việc xác định khách hàng mục tiêu đóng vai trò rất lớn trong việc định hướng và triển khai kế hoạch kinh doanh. Việc nhận định đúng giúp nâng cao khả năng bán hàng, giảm thiểu chi phí marketing.

Học cách nói không

Để xây dựng và đảm bảo được các giá trị mà doanh nghiệp đã cam kết thì bạn cần học cách từ chối. Trong 1 số trường hợp đó có thể là nói không với 1 số khách hàng, ngừng cung ứng 1 số dịch vụ hay là học được cách định hướng rõ vị trí của doanh nghiệp, không dấn thân vào những con đường không có lợi.

3. Các bước xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả

Bước 1: Thiết lập mục tiêu

Mục tiêu của chiến lược không hề đơn lẻ mà là sự kết hợp, bao gồm tỷ suất lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng doanh số, cải thiện thị phần, khẳng định vị thế và danh tiếng… Mục tiêu này cần mang tính thực tế, khả thi cao.

Bạn cần xác định mục tiêu ưu tiên để dồn lực vào thực hiện. Đây là điều đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi nguồn vốn không đủ, không thể tập trung hoàn thành nhiều mục tiêu cùng lúc.

Bước 2: Phân tích SWOT

  • Phân tích ưu, nhược điểm, cơ hội, thách thức của doanh nghiệp nhằm đặt ra mục tiêu và phương thức hành động phù hợp.
  • Phân tích môi trường bên ngoài (cơ hội và đe dọa) là cách xác định cơ hội. Các yếu tố cần phân tích gồm có: khách hàng, đơn vị cung ứng, đối thủ, môi trường kinh tế toàn cầu, yếu tố chính trị…
  • Phân tích môi trường bên trong (điểm mạnh và điểm yếu) là để nắm bắt cơ hội. Các yếu tố cần phân tích gồm có: hoạt động marketing, sản xuất, nguồn vốn, hệ thống phân phối, nhân sự, quản lý, khả năng nghiên cứu, phát triển sản phẩm…

    Colorful SWOT Analisys

Bước 3: Xây dựng và thực hiện chiến lược

  • Xây dựng các bước cụ thể trong chiến lược.
  • Soạn báo cáo kế hoạch chiến lược.
  • Thực hiện các bước đã đề ra để thực thi chiến lược.

Bước 4: Đánh giá, tối ưu và kiểm soát

Các cơ chế đánh giá và kiểm soát phải được thiết lập. Bạn phải kịp thời thực hiện các điều chỉnh khi tính hiệu quả của chiến lược bị giảm hoặc mất. Chìa khóa thành công là theo dõi thay đổi trong thị trường, xác định các mục tiêu mới và tham gia các hoạt động mới.

4. Lời khuyên khi triển khai chiến lược kinh doanh

  • Cân đối các nguồn lực khác nhau của doanh nghiệp.
  • Cần có những điều chỉnh phù hợp theo sự thay đổi của môi trường bên ngoài và bên trong.
  • Chú ý đến sự phối hợp của các bộ phận trong quá trình thực hiện.
  • Kiểm soát dòng tiền chặt chẽ, tối ưu quá trình vận hành để hạn chế rủi ro và chi phí, luôn có khoản dự phòng cho các trường hợp xấu.
  • Tìm hiểu kỹ về Executive Coach: chương trình hỗ trợ chuyên biệt giúp người điều hành doanh nghiệp có được thông tin, nghiệp vụ, thái độ để hoàn thiện và phát triển doanh nghiệp của mình. Executive Coach tập trung vào việc xây dựng kể hoạch chiến lược cũng như năng lực lãnh đạo của người làm chủ thay vì tìm kiếm những chiến lược tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận. Chính vì thế, Executive Coach là chương trình dành cho các doanh nghiệp lớn. 
  • Đi từ thị trường ngách để tối ưu chi phí, hiểu nhu cầu chuyên biệt của khách hàng, phát triển sản phẩm độc đáo, tiếp cận đúng đối tượng khách hàng tiềm năng.
  •  Cần có sự huấn luyện từ những chuyên gia hàng đầu  
  • Luôn lắng nghe phản hồi từ khách hàng để cập nhật xu hướng, sản phẩm mới, điều chỉnh kế hoạch kinh doanh và phương thức thực hiện nếu có sai lầm.
  • Áp dụng công nghệ mới để tiết kiệm nhân lực, thời gian và nguồn vốn.

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả, chương trình chia sẻ không thu phí: 6 bước xây dựng doanh nghiệp hiệu quả tại ActionCOACH Hanoi West - thương hiệu huấn luyện doanh nghiệp toàn cầu số 1 thế giới hiện nay.  chương trình lý tưởng để xây dựng một cuộc sống thành công hơn.

Tìm hiểu thêm về việc phát triển khả năng lãnh đạo để thành công trong kinh doanh mà không mắc phải những sai lầm tốn kém hãy liên hệ với ActionCOACH Hanoi West, gặp những nhà huấn luyện của ActionCOACH Hanoi West để đạt được mục tiêu của mình ngay hôm nay. Hi vọng bài viết đã đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn. Hẹn gặp lại tại sự kiện!

Leave a Comment