Phương pháp Mind Coaching - Huấn luyện tâm trí

Đã bao lần bạn biết hoặc chứng kiến những câu chuyện về những người nỗ lực vươn lên, đạt
những thành công trong cuộc sống, dù trước đó những điều kiện của họ không hề thuận lợi? Bạn có từng biết những thủ khoa kì thi Đại học xuất phát từ những vùng nông thôn nghèo khó
của đất nước? Hoặc trong cùng 1 công ty, bạn luôn có thể tìm thấy những người rất tiêu cực, không hài lòng, chán nản về tình hình công ty, nhưng cũng trong chính công ty đó, bạn cũng có thể tìm thấy
những người tích cực, lạc quan về sự phát triển hoặc tiềm năng của công ty.

Mỗi cá nhân với tiềm năng phát triển vô hạn của mình làm cách nào biến tiềm năng đó thành năng lực
và sống cuộc đời mãn nguyện thay vì mãi để tiềm năng là …tiềm năng và chịu sống cuộc sống loay
hoay, tù túng và đầy rẫy tiêu cực?
Dù tôi không biết mọi cách để tạo nên sự khác biệt đó, nhưng tôi biết một điểm khởi đầu quan trọng
tạo nên sự khác biệt, đó chính là: Cách nhìn nhận, tư duy, suy nghĩ của mỗi người về thế giới
xung quanh họ

Mind Coach Vietnam

Phương pháp Mind Coaching - Huấn luyện Tâm trí

Là phương pháp có những nền tảng khoa học và tiêu chuẩn nghiêm ngặt để phát triển tiềm năng của con người.

Phương pháp Mind Coaching xoay quanh triết lý: "Mức độ hiệu suất của bạn phụ thuộc vào mức độ bạn nhìn nhận về tình huống đang diễn ra".

Nói cách khác, khi bạn gặp phải những khó khăn, thiếu thốn về nguồn lực để giải quyết các vấn đề đang gặp phải, bạn có 2 cách lựa chọn:

  • Một là: từ bỏ, và tin rằng vấn đề đó không thể giải quyết được.
  • Hai là: kiên trì tìm kiếm các giải pháp khác nhau nhờ vào sự sáng tạo của bản thân để vận dụng những nguồn lực đang có, biến chúng thành những nguồn lực bạn thiếu để sử dụng, ứng phó với khó khăn.

Hai cách lựa chọn trên có sự khác biệt do cách nhìn nhận, tư duy, suy nghĩ từ ban đầu đã khác nhau. Khi bạn thay đổi cách nghĩ, niềm tin của mình về vấn đề, bạn có thể nhìn vấn đề ở nhiều góc nhìn khác nhau và nhờ đó giải pháp cũng sẽ xuất hiện.

Nói một cách nào đó: "Vấn đề không phải là vấn đề, cách nhìn nhận, suy nghĩ về vấn đề mới là vấn đề!"

Khi thay đổi được cấp độ tư duy của mình, chúng ta sẽ không còn kẹt lại trong mức độ nhìn nhận, tư duy trước đó nữa. Chính điều này sẽ giúp tạo ra các thay đổi về mặt suy nghĩ, nhận thức bắt nguồn từ bên trong bản thân của khách hàng, từ đó dẫn đến các thay đổi trong hành vi và thói quen sau đó. Sự thay đổi này đến từ bên trong và bộc lộ ra bên ngoài, do đó sẽ là sự thay đổi bền vững so với các thay đổi do bên ngoài áp đặt lên bản thân chúng ta.

Phương pháp Mind Coaching sử dụng 4 nguyên tắc của Tâm trí

Để đưa ra các kỹ thuật huấn luyện phương pháp Mind Coaching có 4 nguyên tắc. Các nguyên tắc đó là:

  1. Tâm trí Trải nghiệm: sự việc trong quá khứ và cách nhìn nhận sự việc ấy.
  2. Tâm trí Nhìn xa: hình ảnh trong tương lai và cảm xúc, động lực mà hình ảnh ấy tạo ra.
  3. Tâm trí Tập trung: nếu bạn tập trung vào các yếu tố bên ngoài bản thân bạn, bạn sẽ luôn là nạn nhân. Bạn cần hướng sự tập trung của mình vào các yếu tố bên trong của bản thân như: suy nghĩ, hành vi, cảm xúc, niềm tin, lời nói của mình, … để bắt đầu tạo ra các thay đổi.
  4. Tâm trí Kết nối: vì con người là sinh vật xã hội, do đó về mặt tư tưởng hoặc suy nghĩ, họ thường có các liên kết với nhau.

8 BIỂU HIỆN CỦA NGƯỜI CÓ TƯ DUY PHẢN BIỆN TỐT TRONG CÔNG VIỆC

M (Motives): Động cơ hành động

I (Inside): Những yếu tố bên trong

N (New perspective): Góc nhìn mới

D (Developmental stages): Những giai đoạn phát triển kế tiếp.

 

NGƯỜI COACHEE SẼ NHẬN ĐƯỢC GIÁ TRỊ GÌ?

  1. Sự rõ ràng trước các tình huống khiến bản thân phân vân, cần ra quyết định. Ví dụ: bán cà phê sạch hoặc cà phê pha trộn, nghỉ việc hoặc tiếp tục đi làm, đi du học hay ở lại Việt Nam, đi làm lấy kinh nghiệm trước hoặc đi học trước, có nên sa thải một nhân viên thân thiết trong team hay không,…
  2. Cách nhìn nhận về cuộc sống và công việc hiện tại của bản thân. Ví dụ: cách suy nghĩ, nhìn nhận hoặc thói quen hiện tại làm cho bản thân gặp các khó khăn hiện tại.
  3. Tự tạo động lực cho bản thân khi biết rõ mình muốn gì. Ví dụ: mục tiêu 2 năm tới, các giá trị trong cuộc sống mà tôi theo đuổi,…
  4. Tạo động lực cho các thành viên của nhóm, khi giúp họ xác định rõ con đường nghề nghiệp họ cần phát triển.
  5.  Thay đổi cách ứng xử và giao tiếp với người xung quanh. Hiểu rõ nguồn gốc tạo ra những cảm xúc tiêu cực, cách ứng xử kém hiệu quả của bản thân.
  6. Cách giải quyết một tình huống với những vấn đề trước đây từng đối mặt, nhưng không biết cách giải quyết hiệu quả.

Leave a Comment